Website chuẩn SEO là gì?

Ngày nay, website đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh online, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng và nâng cao uy tín. Tuy nhiên, để thu hút được nhiều người dùng hơn, một website chuẩn SEO là yếu tố không thể thiếu. Vậy website chuẩn SEO là gì và tại sao nó lại quan trọng? Hãy cùng Quata khám phá chi tiết dưới đây.

1. SEO là gì? Chuẩn SEO là gì?

SEO (Search Engine Optimization) là quá trình tối ưu hóa website để nâng cao thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,… Điều này giúp website của bạn dễ dàng xuất hiện khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan. Khi nói đến SEO, thường chúng ta sẽ nghĩ đến việc làm cho website “thân thiện” với Google.

Chuẩn SEO chính là việc website của bạn phải tuân thủ các tiêu chí mà công cụ tìm kiếm yêu cầu. Những tiêu chí này không chỉ giúp cho Google dễ dàng thu thập thông tin mà còn mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

2.Website chuẩn SEO là gì?

Website chuẩn SEO là trang web được thiết kế và tối ưu theo các tiêu chuẩn SEO, bao gồm cả kỹ thuật và nội dung. Điều này giúp các công cụ tìm kiếm như Google dễ dàng đánh giá và xếp hạng cao website của bạn. Bên cạnh đó, website cần có giao diện thân thiện, dễ sử dụng và tốc độ tải nhanh để giữ chân người dùng lâu hơn.

3. Lợi ích của website chuẩn SEO

Một website chuẩn SEO mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh trực tuyến ngày càng cạnh tranh.

3.1. Nội dung chất lượng

Một sai lầm phổ biến mà nhiều chủ doanh nghiệp mắc phải khi xây dựng website là sao chép nội dung từ Google, đối thủ cạnh tranh hoặc các trang web khác về chính trang của mình. Hoặc thậm chí, nhiều cửa hàng còn bỏ trống các phần quan trọng như thông tin thương hiệu, mô tả sản phẩm. Việc này không chỉ vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ, mà còn khiến cả người dùng lẫn Google đánh giá thấp trang web của bạn. Điều này làm giảm cơ hội đạt thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

anh content chuan seo

Nội dung đóng vai trò cốt lõi trong việc xây dựng một website chuẩn SEO. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí các tập đoàn lớn, đã lựa chọn thuê dịch vụ viết nội dung chuyên nghiệp để tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân lực và vẫn đảm bảo chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn SEO.

3.2. Tối ưu thẻ tiêu đề và thẻ mô tả (Title & Meta Description)

Tiêu đề trang (Title) và thẻ mô tả (Meta Description) phải chứa từ khóa chính, ngắn gọn, rõ ràng và đúng trọng tâm nội dung. Tiêu đề nên khoảng 50-60 ký tự và mô tả từ 150-160 ký tự.

anh chuan seo meta

3.3. Tối ưu URL thân thiện

URL nên ngắn gọn, dễ hiểu và có chứa từ khóa. Sử dụng dấu “-” để phân cách từ trong URL, tránh sử dụng các ký tự lạ hoặc số ngẫu nhiên.

3.4. Tối ưu hình ảnh và thẻ ALT

Hình ảnh trên website cần có kích thước phù hợp, dung lượng nhẹ để không ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. Thẻ ALT (văn bản thay thế) của hình ảnh nên chứa từ khóa liên quan để giúp Google hiểu nội dung hình ảnh.

3.5. Cấu trúc Heading hợp lý (H1, H2, H3)

Cấu trúc bài viết phải được chia theo các thẻ H1, H2, H3,… để giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu và phân loại nội dung. H1 chỉ nên xuất hiện một lần và phải chứa từ khóa chính.

3.6. Tốc độ tải trang nhanh

Tốc độ tải trang ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và thứ hạng trên Google. Trang web nên được tối ưu để tải nhanh (dưới 3 giây) trên cả máy tính và thiết bị di động.

3.7. Tương thích với thiết bị di động

Website phải hiển thị tốt trên mọi thiết bị, đặc biệt là điện thoại di động. Google ưu tiên xếp hạng các website có phiên bản mobile tốt.

3.8. Sử dụng giao thức HTTPS

Trang web cần có chứng chỉ SSL để sử dụng HTTPS, đảm bảo bảo mật thông tin cho người dùng. Google xếp hạng cao hơn các trang web có bảo mật tốt.

3.9. Cấu trúc liên kết nội bộ (Internal Linking)

Các liên kết nội bộ giữa các bài viết và trang khác nhau trong website phải được bố trí hợp lý, giúp người dùng dễ dàng điều hướng và tăng thời gian ở lại trên trang.

3.10. Thiết lập file robots.txt và sitemap

File robots.txt điều hướng bot tìm kiếm, cho phép hoặc chặn các trang không cần thiết. Sitemap giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập thông tin trang web.

3.11. Trang 404 thân thiện

Đôi khi người dùng sẽ truy cập một trang không tồn tại trên trang web bởi những liên kết đã bị hỏng, đã bị ẩn hoặc do nhập sai URL. Thậm chí, chỉ một thay đổi nhỏ nào đó cũng sẽ khiến đường link của bạn không hiển thị với người dùng.

Khi rơi vào những tình huống đó, việc sử dụng một trang 404 để hướng dẫn người dùng quay lại một trang đích đang hoạt động trên trang web của bạn là điều rất cần thiện. Cách này không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, mà còn giúp bạn không “đánh rơi” khách hàng.

chuan seo 404

Một số vấn đề cần tránh khi tạo trang 404:

– Cho phép các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục trang 404 của bạn (đảm bảo rằng máy chủ web của bạn được cấu hình để cung cấp mã trạng thái HTTP 404, hoặc trong trường hợp trang web của bạn dựa trên JavaScript, bao gồm một thẻ meta robot noindex khi có yêu cầu về các trang không tồn tại).

– Chặn việc thu thập dữ liệu trang 404 bằng cách sử dụng tệp robots.txt.

– Chỉ cung cấp thông báo chung chung như trang “Không tìm thấy”, “404” hoặc không cung cấp trang 404 nào.

– Sử dụng một thiết kế cho trang 404 không phù hợp với phần còn lại của trang web.

3.12. Tối ưu cho các công cụ tìm kiếm bằng Schema Markup

Schema giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung website và cải thiện khả năng hiển thị trên kết quả tìm kiếm với các rich snippets (đoạn thông tin chi tiết trong kết quả tìm kiếm).

3.13. Liên kết bên ngoài chất lượng (External Links)

Liên kết đến các trang web có uy tín sẽ giúp tăng độ tin cậy của website trong mắt Google. Tránh sử dụng các liên kết đến trang có độ tin cậy thấp.

3.14. Tránh các lỗi như link ẩn, lỗi JavaScript, và Flash

Sử dụng các liên kết rõ ràng và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo không có liên kết hỏng. Hạn chế sử dụng Flash và JavaScript gây ảnh hưởng đến khả năng thu thập dữ liệu của Google.

3.15. Tối ưu trang đích và tăng tỷ lệ chuyển đổi (CRO)

Trang đích cần có cấu trúc và thông điệp rõ ràng, với các nút kêu gọi hành động (CTA) hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách truy cập thành khách hàng.

Đảm bảo đáp ứng các tiêu chí trên sẽ giúp website của bạn đạt chuẩn SEO, nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng.

4. Hướng dẫn cách lập dàn ý viết content chuẩn SEO cho website

4.1. Nghiên cứu từ khóa

  • Chọn từ khóa chính: Từ khóa chính là những từ hoặc cụm từ mà người dùng thường tìm kiếm trên Google liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa: Như Google Keyword Planner, Ahrefs, SEMRush, Ubersuggest… để tìm từ khóa có lượt tìm kiếm cao, ít cạnh tranh.

4.2. Nghiên cứu xu hướng tìm kiếm của người dùng

  • Hiểu rõ đối tượng khách hàng của bạn muốn gì và xu hướng tìm kiếm của họ là gì. Từ đó, xác định được chủ đề phù hợp, bắt kịp các xu hướng để nội dung luôn mới mẻ và đáp ứng đúng nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

4.3. Lập dàn ý cho bài viết

  • Tạo ra dàn ý rõ ràng với các tiêu đề phụ (Heading) như H1, H2, H3… giúp bài viết được sắp xếp một cách hợp lý và dễ hiểu.
  • Mỗi phần trong bài viết nên bao quát một khía cạnh của chủ đề và giải đáp thắc mắc của người dùng.

4.4. Viết bài và phân bổ từ khóa hợp lý

  • Viết nội dung bài viết xoay quanh từ khóa chính và từ khóa phụ, nhưng hãy đảm bảo rằng từ khóa được phân bổ tự nhiên, không gượng ép.
  • Từ khóa chính nên xuất hiện trong:
    • Tiêu đề (H1)
    • Một hoặc hai thẻ tiêu đề phụ (H2, H3)
    • Đoạn mở đầu và kết luận
    • Meta description và URL nếu có thể.

4.5. Bôi đậm và in nghiêng các từ khóa liên quan

  • Sử dụng in đậm hoặc in nghiêng để làm nổi bật từ khóa và các ý quan trọng, nhưng đừng lạm dụng quá nhiều. Điều này giúp Google hiểu rằng đây là những phần nội dung quan trọng.

4.6. Bổ sung hình ảnh chất lượng cao

  • Chèn hình ảnh có liên quan đến nội dung bài viết, đảm bảo hình ảnh rõ ràng và kích thước phù hợp.
  • Tối ưu hình ảnh: Đặt tên file hình ảnh có chứa từ khóa, sử dụng thẻ ALT mô tả ngắn gọn nội dung hình ảnh và chèn từ khóa liên quan vào.

4.7. Đặt các đường liên kết (backlink)

  • Liên kết nội bộ (internal links): Đặt liên kết đến các bài viết liên quan khác trên website để giữ chân người đọc và giúp Google hiểu cấu trúc website.
  • Liên kết ngoại (external links): Liên kết đến các trang web uy tín, có nội dung liên quan để tăng độ tin cậy của bài viết.

4.8. Tối ưu tiêu đề và mô tả (Meta Title và Meta Description)

  • Tiêu đề và mô tả bài viết rất quan trọng vì đây là thông tin đầu tiên người dùng nhìn thấy trên Google.
    • Tiêu đề nên ngắn gọn (dưới 60 ký tự), chứa từ khóa và thu hút người đọc.
    • Mô tả nên ngắn (dưới 155 ký tự), súc tích và khuyến khích người dùng nhấp vào link.

4.9. Tối ưu URL

  • Đặt URL thân thiện với người dùng, chứa từ khóa chính và dễ nhớ. Tránh URL tự động chứa các ký tự không cần thiết như /p=12345.

4.10. Kiểm tra và tối ưu bài viết trước khi đăng

  • Kiểm tra lại bài viết để sửa lỗi chính tả, cấu trúc câu, định dạng.
  • Dùng các công cụ kiểm tra SEO như Yoast SEO hoặc Rank Math để đảm bảo rằng bài viết đã tuân thủ các tiêu chuẩn SEO.

Một số lưu ý quan trọng:

  • Tránh trùng lặp nội dung: Không sao chép nội dung từ các nguồn khác, điều này sẽ khiến Google đánh giá thấp bài viết.
  • Tối ưu tốc độ tải trang: Sử dụng hình ảnh có dung lượng thấp, tối ưu mã nguồn để trang tải nhanh hơn, giữ chân người đọc và cải thiện thứ hạng SEO.
  • Thân thiện với thiết bị di động: Đảm bảo bài viết hiển thị tốt trên cả máy tính và các thiết bị di động.

5. Kiểm tra website chuẩn SEO

Để có thể kiểm tra website của bạn có chuẩn SEO hay không, bạn có thể dùng các công cụ mà Quata gợi ý như sau:

1. Google Search Console

  • Chức năng: Công cụ miễn phí của Google giúp theo dõi hiệu suất trang web, phát hiện lỗi crawl, tối ưu hóa từ khóa, kiểm tra sitemap, robots.txt và theo dõi các vấn đề bảo mật.
  • Website: search.google.com/search-console

2. Google Analytics

  • Chức năng: Theo dõi lưu lượng truy cập, nguồn lưu lượng, hành vi người dùng, tỷ lệ thoát và thời gian trên trang. Công cụ giúp đánh giá tác động của SEO lên hiệu suất trang web.
  • Website: analytics.google.com

3. Ahrefs

  • Chức năng: Phân tích backlinks, theo dõi thứ hạng từ khóa, nghiên cứu từ khóa, kiểm tra đối thủ cạnh tranh và xem các trang web có lượng traffic cao nhất.
  • Website: ahrefs.com

4. SEMrush

  • Chức năng: Công cụ toàn diện giúp theo dõi từ khóa, phân tích backlink, nghiên cứu từ khóa, kiểm tra SEO on-page và phân tích đối thủ cạnh tranh.
  • Website: semrush.com

5. Moz

  • Chức năng: Cung cấp các công cụ kiểm tra SEO on-page, backlinks, nghiên cứu từ khóa và theo dõi thứ hạng trang web.
  • Website: moz.com

6. Screaming Frog SEO Spider

  • Chức năng: Phần mềm quét toàn bộ trang web để kiểm tra các vấn đề kỹ thuật SEO như lỗi 404, thẻ H1, H2, tốc độ tải trang, liên kết hỏng, và sitemap.
  • Website: screamingfrog.co.uk/seo-spider

7. Yoast SEO

  • Chức năng: Plugin SEO cho WordPress, giúp tối ưu hóa nội dung, từ khóa, thẻ meta, thẻ ALT và kiểm tra khả năng SEO on-page.
  • Website: yoast.com

8. Google PageSpeed Insights

  • Chức năng: Kiểm tra tốc độ tải trang và đưa ra các gợi ý để tối ưu hóa hiệu suất trang trên cả thiết bị di động và máy tính.
  • Website: developers.google.com/speed/pagespeed/insights

9. GTMetrix

  • Chức năng: Đo tốc độ tải trang, phân tích chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ và đề xuất cải thiện hiệu suất.
  • Website: gtmetrix.com

10. SEOQuake

  • Chức năng: Tiện ích mở rộng của trình duyệt giúp phân tích SEO on-page, mật độ từ khóa, backlinks và cung cấp các dữ liệu hữu ích khác ngay trên trình duyệt.
  • Website: seoquake.com

11. Copyscape

  • Chức năng: Kiểm tra nội dung trùng lặp và bảo vệ bản quyền nội dung của website.
  • Website: copyscape.com

12. Ubersuggest

  • Chức năng: Công cụ nghiên cứu từ khóa, theo dõi thứ hạng và phân tích trang web, cung cấp các gợi ý tối ưu hóa SEO.
  • Website: neilpatel.com/ubersuggest

13. SEO Site Checkup

  • Chức năng: Kiểm tra nhanh trạng thái SEO của trang web, bao gồm các yếu tố on-page, mobile-friendliness và bảo mật.
  • Website: seositecheckup.com

14. Rank Math SEO

  • Chức năng: Plugin SEO cho WordPress với tính năng tối ưu hóa SEO on-page, phân tích từ khóa và tích hợp với Google Search Console.
  • Website: rankmath.com

15. KWFinder

  • Chức năng: Công cụ chuyên về nghiên cứu từ khóa với các tính năng tìm từ khóa có độ cạnh tranh thấp và đánh giá xu hướng tìm kiếm.
  • Website: kwfinder.com

Ngoài ra còn các công cụ khác như: SEO Doctor, SEO Moz Tool Bar, …

 

Rate this post

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cùng Quata Agency cập nhật thêm những tin tức - kiến thức mới phục vụ cho quản trị website, Marketing và các kiến thức khác.

Website vệ tinh là gì?

Mục lục1. SEO là gì? Chuẩn SEO là gì?2.Website chuẩn SEO là gì?3. Lợi ích của website chuẩn

Website chuẩn SEO là gì?

Mục lục1. SEO là gì? Chuẩn SEO là gì?2.Website chuẩn SEO là gì?3. Lợi ích của website chuẩn